- Làm sao để nhanh học thuộc và nhớ lâu?
- Nhất thiết phải chuẩn bị những gì?
- Sẽ không có gì khó, nếu như bạn có chiến lược thích hợp. Sau đây là một số chỉ dẫn.
Bí quyết học thi
1. Môi trường thân thiện
Hãy làm thông thoáng căn phòng và ngồi kiểu gì để cái lưng của bạn thích thú. Sẽ sai lầm, nếu bạn “lên giây cót” hơi quá tay, khiến cho toàn bộ cơ bắp căng như sợi dây đa`n. Lưu ý tới điều kiện chiếu sáng từ phía tay trái, ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đe`n (không trộn lẫn), đảm bảo không mỏi mắt. Tự tạo không khí yên tĩnh, hoặc trong nền nhạc dễ chịu, nhằm mục đích đẩy vào não bộ nhịp sóng (có tên là sóng alpha) thuận lợi cho nỗ lực học tập. Trước đó bạn nhớ đẩy ra khỏi tầm tay tất cả đối tượng có khả năng phân tán sự tập trung (VD: kẹo cao su, ô mai, truyện tranh “Vua trò chơi”, “Teppi”...). Rút dây điện thoại ra khỏi ổ cắm. Tắt hẳn tivi. Trong thời gian học thỉnh thoảng có thể đảo mắt vào mục tiêu nào đó có màu xanh - chậu cây ở ban công, hàng cây sau ô cửa, hoặc bức tranh phong cảnh treo trên tường. Các chuyên gia thuộc lĩnh vực phong thuỷ Trung Quốc khuyên bạn học tránh ánh sáng cực mạnh (tương tự như đe`n pha xe máy), gương soi và những góc nhọn.
2. Thể lực và trạng thái tâm lý.
Trước mỗi buổi học có thể tắm qua bằng nước mát. Ăn những món nhẹ, dễ tiêu giàu magiê và cacbon (cơm, bánh mỳ, tôm, cua, cá, trứng, các sản phẩm sữa, khoai tây, các loại đỗ, lạc vừng, mơ khô, nho khô, cà rốt, chuối,...). Những món ăn nhẹ, dễ tiêu, sẽ giúp cơ thể tạo ra serotonin-hoocmon giúp bạn học nhanh vào; những món ăn “nặng” khó tiêu (VD: cơm với thịt bò bitết, thịt gà quay...sẽ thúc đẩy cơ thể huy động máu dồn cho bộ máy tiêu hoá, thay vì cung cấp cho não bộ).
Các bạn lớn tuổi xin nhớ: uống nhiều cà phê (trên 2 ly / ngày) sẽ làm cho cơ thể mất canxi và dẫn đến hiện tượng mất tập trung; nếu uống bia rượu cơ thể bạn sẽ thiếu hụt magiê, vitamin B1 và mất vitamin C (những hợp chất cần thiết để duy trì hoạt động của trí óc) - trường hợp bạn hút thuốc lá.
Trước mỗi buổi học hãy tự đưa mình vào trạng thái tâm lý hứng khởi. Việc duy trì khả năng nhớ lâu sẽ thuận lợi, nếu bạn nhắm mắt dành khoảng 2 phút để thả mình vào những kỷ niệm thực sự dễ chịu và thú vị (cảnh tắm biển năm trước, giây phút nhận giải thưởng, gương mặt người thân...).
Hãy tự mỉm cười - bạn có tác động đến cuộc sống bản thân. Tất cả những người có não bộ khỏe mạnh đều có thể học tốt tất cả những gì bản thân mong muốn. Nếu như vẫn còn sợ thất bại, hãy thư giãn giây lát, lấy lại bình tĩnh và ngồi vào bàn học.
3. Phương pháp khoa học
Hãy tập trung vào nhiệm vụ mà bản thân phải thực hiện. Đặt lên bàn học tất cả những sách vở cần thiết. Hãy chọn một trong ba phương pháp sau:
A_ MURDER (tiếng Anh, viết tắt chỉ phương pháp học tập đặc biệt có hiệu quả) có nghĩa: Khung cảnh thích hợp, đọc qua để hiểu, nhắc lại những nội dung chính, đa`o sâu nội dung chính, mở rộng những nội dung đã nhớ và tự làm bài kiểm tra theo chủ đề.
B_ SQ3R (tiếng Anh, viết tắt) có nghĩa: Xem qua bài vở, tự ra câu hỏi với những chủ đề chính, tự trả lời, tóm tắt nội dung đã thu hoạch được và tổng kết.
C_ Phương pháp Toàn bộ - từng phần – toàn bộ: Thoạt đầu xem qua tất cả một lượt, để tạo ra trong đầu bức tranh tổng thể (danh mục các nội dung, các đề mục, rút ngắn nội dung từng phần, các bảng thống kê, biểu đồ (nếu có); sau đó chia ra từng phần với những móc nối logic giữa chúng với nhau; cuối cùng tổng kết).
- Việc học thuộc lòng từ đầu đến cuối, từng dòng sẽ mang lại cảm giác nặng nề, đơn điệu và ít hiệu quả. Vậy hãy khởi đầu từ những phần khó nhất (sau đó học ngược lại) và xác định học liên tục tối thiểu một mạch 40’, tiếp theo nghỉ ít phút và sau đó vào tiếp hiệp hai 40’.
- Chỉ nhớ những gì mà bản thân đã hiểu, nếu học vẹt sẽ không có hiệu quả. Tập liên kết các bài học theo trình tự thời gian hoặc vấn đề một cách liên hoàn.
- Hãy học một cách tích cực – ghi chép hiện đại, theo dạng biểu đồ tổng quát-bản đồ tư duy: Viết tên bài “gốc cây” ở giữa tờ giấy to, sau đó lần lượt đặt những nội dung quan trọng trên các “nhánh cây”. Mối quan hệ giữa các vấn đề, nội dung được biểu thị bằng những mũi tên. Nhớ trình bày rõ ràng, dùng bút màu để phân biệt các nội dung, gạch chân những vấn đề quan trọng, dùng dấu (?) - trường hợp vấn đề chưa hiểu, hoặc hiểu lơ mơ.
- Huy động nhiều giác quan khác nhau để học, thí dụ thị giác (đọc, vẽ..), thính giác (nghe băng ghi âm, thí dụ - tiếng Anh hoặc hỏi bài nhau), giải thích cho ai vấn đề nào đó, tranh luận...
- Điều quan trọng là, làm sao để hai bán cầu não phối hợp chặt chẽ với nhau trong thời gian học bài. Tự nhiên, bán cầu não trái đảm nhiệm tư duy logic, trật tự vấn đề, ngôn từ và phân tích; bán cầu não phải - cảm xúc, tư duy sáng tạo, phản ứng với âm nhạc, những biểu tượng đồ hoạ và nét mặt.
- Hãy học cùng với người thứ hai, không nhất thiết bạn khác giới và cực kỳ hấp dẫn, bởi điều đó sẽ làm phân tán suy nghĩ của bạn. Việc học nhóm là cần thiết, nếu như bạn thiếu tự tin, nhiều vấn đề không hiểu hoặc còn khá nhiều lỗ hổng – nhìn chung bạn không thể bắt tay vào học hoặc đang lúc hoang mang, thiếu bình tĩnh. Học nhóm sẽ có hiệu quả, nếu hai người viết những câu hỏi có thể ra những mảnh giấy và bốc thăm trả lời. Người thứ hai kiểm tra và lập tức bổ khuyết. Sự trao đổi sẽ giúp thuần hoá kiến thức tốt hơn so với một mình đối thoại với bức tường.
- Trong một ngày có thể áp dụng phương pháp học xen kẽ nhiều môn khác nhau.
- Một ngày trước hôm thi, tự nhẩm lại bài trước khi ngủ, theo biểu đồ tổng hợp. Nhớ ngủ đẫy giấc (não bộ sẽ tự sắp xếp lại tất cả những gì, trước đó bạn đã nạp vào bộ nhớ). Hãy tự nhẩm “Đã thuộc bài, nhất định thi đỗ” nhiều lần trước giấc ngủ. Những người lạc quan bao giờ cũng có cơ may lớn hơn.
- Trường hợp thi vấn đáp: - Nhớ chuẩn bị trang phục thích hợp, lịch sự, sạch sẽ. Không được đến muộn. Bình tĩnh trước lúc vào phòng thi. Đứng thẳng người, hít thở sâu 3 lần, mỉm cười, nhìn thẳng, thân thiện vào thầy (cô giáo), hãy chào và nói xin lỗi vì hơi hồi hộp - động tác làm sẽ làm giảm bớt căng thẳng. Đề nghị nhắc lại câu hỏi, nếu như bạn chưa hiểu, hoặc không nghe rõ. Trong trạng thái căng thẳng, thí sinh thường không nghe rõ câu hỏi. Suy nghĩ kỹ trước khi trả lời. Trả lời thẳng vào đề, rõ ràng, mạch lạc, song không phải tất cả những gì mà bạn biết. Cân phải hiểu rõ câu hỏi và tại sao lại trả lời như vậy.
- Trường hợp thi trắc nghiệm: Ngoài bút bi nhất thiết phải mang thêm bút chì và tẩy. Hãy đọc toàn bộ bài thi, không vội vàng và không kêu ca “bài khó”. Trả lời lần đầu bằng bút chì (viết nhẹ tay), xem lại hai lần, kiểm tra lại toàn bài, sửa lại lần cuối trước khi tẩy và viết bằng bút bi.
- Trường hợp thi viết: Nhất thiết phải làm dàn bài chi tiết ra tờ nháp, sau khi đã đọc kỹ đề thi. Chia bài viết theo thời gian và luôn theo sát dàn bài. Chỉ viết vào tờ giấy thi, khi đã hoàn thành dàn bài chi tiết. Bài thi trình bày sạch sẽ, viết rõ ràng, dễ đọc. Đọc lại lần cuối trước khi nộp.
(Theo TS. Hanna Hamer)